Có người hỏi mình ủa Indonesia có gì hấp dẫn mà đi hoài vậy? Mình trả lời liền : núi lửa. Ừa, vì núi lửa mà trong quỹ du lịch còn ít ỏi của mình, mình đã cố gắng quay lại Indonesia lần hai và chắc chắn lần ba vào một ngày không xa. Đến tận bây giờ, đây vẫn là nơi để lại cho mình ấn tượng mạnh mẽ vượt xa những gì mình mong đợi nhất sau tất cả những chuyến đi. Thiết nghĩ, du lịch đối với mình luôn là để trải nghiệm những gì mới mẻ và xa lạ với những gì mình quen thuộc, nên thay vì đi đi lại lại Bangkok mòn chân mà cũng nhiêu đó shopping mall, bạn thử mạnh dạn book một cái vé máy bay (tuy đắt hơn bay qua Bangkok chút) để có những trải nghiệm mà biết đâu đến già bạn vẫn sẽ nhắc về nó. Đừng sợ leo núi, vì Indonesia có những chọn lựa vẫn tuyệt vời mà bạn hông cần phải leo, hoặc leo ít, hợp với bánh bèo công sở như chúng mình. Còn với ai vẫn còn đang bán tín bán nghi, lưỡng lự ủa núi lửa thì có gì đẹp để đi, thì mình sẽ giới thiệu với mấy bạn những điểm đến tuyệt vời ở Indonesia mình đã đi, và sẽ đi, không chỉ có núi lửa, nhe.

Giới thiệu ngắn gọn, Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, với hơn 150 ngọn lửa còn hoạt động, và hoạt động rất mạnh, mạnh nhất thế giới luôn. Phân nửa bên trái về lịch sử kiến tạo được tách ra từ lục địa châu Á nên hệ động thực vật có nhiều điểm chung, nhưng nửa bên phải vốn đã tách ra từ rất lâu trước đó, trong đó có Papua vốn tách từ lục địa châu Úc, thì đã phát triển hệ động thực vật đặc hữu của riêng mình. Điều đó có thể hiểu là, ở Indonesia bạn có cơ hội mục kích những loài động thực vật chỉ duy nhất có ở nơi đây ( như rồng Kodomo chẳng hạn). Trong đó hầu hết đều có nguy cơ tuyệt chủng, do diện tích rừng giảm mạnh, bởi vậy hãy để nó yên :)) đừng tham gia những chuyến tour ngắn mục kích cho bằng được đười ươi chẳng hạn.

Khí hậu ở đây có hai mùa mưa và khô rõ rệt, và ngược với Việt Nam, nên thời gian tuyệt nhất nên đi là mùa khô, từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 (đang là mùa mưa ở mình).

Để có hình dung rõ ràng về Indonesia, bạn xem bản đồ dưới đây:

13487 hòn đảo để cho dễ hình dung người ta chia nó vào 7 cụm chính. Mình sẽ lần lượt đi từng cụm, và giới thiệu sơ những điểm mà mình đã moi ra và thấy hứng thú :)) nên nó hoàn toàn chủ quan nhe, đừng coi đây là bản đồ du lịch Indo chính thức nhe. Còn những điểm mình đã đi qua thì sẽ có bài review chi tiết sau này.

1. JAVA: 

Screen Shot 2015-09-24 at 4.17.19 PM

  • Bromo tengger semeru national park:
https://500px.com/photo/86058005/sunrise-at-mt-bromo-by-thomas-bauer
© Thomas Bauer https://500px.com/photo/86058005/sunrise-at-mt-bromo-by-thomas-bauer
©Haryo KS https://500px.com/photo/34077274/the-clouds-goes-down-by-haryo-ks
©Haryo KS
https://500px.com/photo/34077274/the-clouds-goes-down-by-haryo-ks

Bromo (2329m) là một núi lửa nhỏ hình chóp nằm kế bên vài ngọn núi khác trong hõm chảo Tengger rộng lớn và đẹp kì vĩ, nổi tiếng là điểm ngắm bình minh huy hoàng nhất với góc nhìn panorama rộng khắp cùng núi lửa Semeru nằm phía sau. Hãy hình dung vào buổi bình minh, toàn bộ hõm chảo sea of sand ở phía dưới tràn ngập sương mù, và cụm núi lửa nhả khói trở thành những hòn đảo giữa biển sương đó, sừng sững đón sáng trong một khoảng không gian màu nhiệm. Lý tưởng là vậy, nhưng hồi đó đi mình gặp sương, che mie cái núi. Tuy nhiên, lúc xe chở xuống hõm chảo, mọi thứ vẫn đẹp xuất sắc, và mình sẽ páo chù, nếu dư tiền sau này.

Ở đây có xe chở bạn đến viewpoint để ngắm bình minh, khi quay về chân núi thật ra cũng có bậc thang đi chút xíu là tới. Nên hầu như ở núi này thì bạn không cần trekking gì cả. Dễ đi mà lại siêu đẹp, chẳng trách sao nó đông đến vậy.

Để đi đến đây bạn bay đến sân bay quốc tế thành phố Surabaya, di chuyển bằng xe khoảng 4 tiếng là tới làng Cemoro Lawang ngay miệng hõm núi.

  • Ijen plateau : 
©Rick Wezenaar https://500px.com/photo/8380475/kawah-ijen-vulcano-by-rick-wezenaar
©Rick Wezenaar
https://500px.com/photo/8380475/kawah-ijen-vulcano-by-rick-wezenaar

Kawah Ijen (2799m) là một trong chuỗi núi lửa nằm về phía Đông Java, cách một eo biển là sẽ đến Bali. Nổi tiếng với hõm chảo núi lửa lớn nhất Indo và cũng đồng thời có hồ axit sunfuric màu xanh ngọc lớn nhất thế giới. Trữ lượng lưu huỳnh cũng rất dồi dào nên đây đồng thời cũng là mỏ khai thác lưu huỳnh bằng tay của hàng trăm công nhân tự phát trong vùng. Điểm nhấn đặc biệt của việc trekking núi này là bạn nên bắt đầu vào giữa đêm, khi leo lên tới miệng vành của hõm chảo núi lửa, bạn bắt đầu trekking đi xuống và sẽ bắt gặp một rừng lửa xanh cháy từ lưu huỳnh. Buổi sáng nó vẫn cháy nhưng bạn sẽ không thấy màu xanh của lửa. Nhưng bù lại buổi sáng trekking thì sẽ thấy cảnh công nhân khai thác lưu huỳnh. Đoạn đường trekking cũng tương đối ngắn và đơn giản, mất khoảng 5 tiếng để leo lên leo về nhưng những trải nghiệm đổi lại là trên cả mong đợi. Đây đồng thời cũng là nơi làm mình yêu luôn Indo ngay từ chuyến đầu tiên, bạn đồng hành sau này kể lại rằng với chị ấy, trải nghiệm khi lạnh run đứng trước rừng lửa xanh đêm ấy làm chị không còn nghĩ mình còn trên trái đất nữa. Mình sẽ nói nhiều hơn về nơi này ở những bài sau và cả hình mình chụp, nhe.

©Markus Gebauer Photography https://500px.com/photo/48459502/blue-fire-by-markus-gebauer-photography
©Markus Gebauer Photography
https://500px.com/photo/48459502/blue-fire-by-markus-gebauer-photography

Trạm dừng chân để leo núi là Bondowoso, có thể dễ dàng đi từ Surabaya nhưng mất cỡ 1 ngày đi xe, cũng có thể đi phà từ Bali qua sau đó di chuyển lên đây, đoạn này thì gần hơn. Tụi mình thì ở Kalianyar village, 50km cách Bondowoso, có cả suối nước nóng, và khoảng cách đến điểm trekking chỉ mất 30 phút đi xe.

  • Borobudur: 
© Rick Wezenaar https://500px.com/photo/65602237/borobudur-by-rick-wezenaar
© Rick Wezenaar
https://500px.com/photo/65602237/borobudur-by-rick-wezenaar

Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới cao 42m bao gồm chín tầng tổng chu vi là 5km lại nằm ở đất nước Hồi Giáo đông dân nhất thế giới. Borobudur được dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Sailendra vốn sùng đạo Phật. Thời thế thay đổi, từ thế kỉ 13, các nhà buôn Hồi giáo đã đem tôn giáo này du nhập vào Indo và dần chính thức thành rộng rãi từ thế kỉ 16, từ đó Borobudur bị quên lãng và bị tro núi lửa che mất hết 10 thế kỷ ( dù nó siêu bự ). Vào năm 1814, một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến, mới tiến hành nghiên cứu và tu bổ lại ngôi đền. Những ngôi đền đã bị đổ nát, hư hỏng quá nhiều. Năm 1970, chính phủ Indonesia phải kêu gọi UNESCO giúp đỡ. Một bản phục chế Borobudur của UNESCO, bao gồm 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đô la Mỹ. Ngày nay, tuy đã tu bổ nhưng dĩ nhiên cũng không nguyên vẹn như xưa, vẫn thu hút khách tham quan như một kì quan của châu Á.

© Dale Johnson https://500px.com/photo/100218769/borobudur-by-dale-johnson
© Dale Johnson
https://500px.com/photo/100218769/borobudur-by-dale-johnson

Điểm trung chuyển để đến Borobudur là Yogyakarta, cách đó một tiếng đi xe. Ở đây có cả sân bay quốc tế nên bạn có thể bay thẳng tới đây.

2. BALI & NUSA TENGGARA:

Screen Shot 2015-09-24 at 6.14.46 PM

  • Danau Rinjani: 
© Jean-Michael Georg https://500px.com/photo/120921991/volcano-inside-a-volcano-by-jean-michael-georg
© Jean-Michael Georg
https://500px.com/photo/120921991/volcano-inside-a-volcano-by-jean-michael-georg

Rinjani (3726m) bao trùm lấy đảo Lombok nằm ở phía đông của Bali, hõm chảo hùng vĩ cùng ngọn núi lửa con mọc giữa hồ Segara Anak xanh như đại dương là điểm thu hút trekker đến đây. Là ngọn núi lửa cao nhì Indo và cao thứ 5 nếu tính luôn núi thường, độ cao cao hơn Fansipan nhà mình, tuy nhiên do khi leo Rinjani, trekker thường phải leo lên đỉnh, rồi đi ngược xuống hồ, rồi lại leo lên miệng vành bên kia núi, sau đó mới thực sự xuống núi, nên chiều cao thực leo của Rinjani (3715m) hơn gấp đôi chiều cao thực leo của Fansipan (1593m nếu leo từ Trạm Tôn). Vì vậy trekking ngọn núi này cũng khá thử thách với một bạn bánh bèo công sở thành thị như mình, nhưng sau chuyến đi mới thấy những gì trải qua chắc sẽ nhớ hoài nhớ hoài.

Lombok ngoài Rinjani cũng có cụm ba đảo Gili islands cũng khá dễ thương, biển đẹp và rất đông vui, kiểu Koh rong bên Campuchia. Tại Sengigi thành phố cho du khách ở Lombok bạn dễ dàng mua được vé ra Gili, cũng như di chuyển ra phà để đi Bali, nên kết hợp đi Rinjani với Bali tính ra cũng khá tiện.

2Z1A0654
© Chi Thien Nguyen

Đáp máy bay xuống sân bay Bandar Udara Internasional Lombok, book agency leo núi để được pick up và dẫn leo núi. Hoặc đi phà từ Bali sang. Mình sẽ có bài review kĩ hơn sau.

    • Danau Kelimutu:

 

© Dhanu Wijaya https://500px.com/photo/45541126/kelimutu-by-dhanu-wijaya
© Dhanu Wijaya
https://500px.com/photo/45541126/kelimutu-by-dhanu-wijaya

Núi lửa sau khi phun thường tạo ra hõm chảo ở giữa núi, nước mưa nước ngầm lâu ngày đọng thành hồ ở giữa núi, cùng với các loại chất và khí thoát ra từ núi lửa thường tạo ra màu nước hết sức đặc biệt. Ừa, tuy nhiên cái núi lửa này thì còn đặc biệt hơn, nó có tới … 3 cái hồ, chưa hết, 3 cái hồ có 3 màu khác nhau, cũng chưa hết, ba màu đó nó đổi màu theo thời gian. Bá đạo không? :))

ba cái hồ nhìn từ trên không xuống. nguồn : google
ba cái hồ nhìn từ trên không xuống. nguồn : google

Núi lửa Kelimutu (1639m) có 3 cái hồ : Tiwu Ata Mbupu (Hồ người già) thường có màu xanh da trời là hồ cực tây trong ba hồ, cách hai hồ kia 200 m. Hai hồ kia, Tiwu Nuwa Muri Koo Fai (Hồ chàng trai trẻ và trinh nữ) có màu xanh lục và Tiwu Ata Polo (hồ của những linh hồn ma quỷ) có màu đỏ được tách bởi một tường miệng núi lửa chung. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định màu nước trong ba hồ lại thay đổi. Năm 2009, màu nước của cả ba hồ chuyển sang xanh lục nhạt. Tháng 12 năm 2008, màu nước trong hai hồ thay đổi. Từ màu đen, nước trong hai hồ phía đông lần lượt chuyển sang xanh lục thẫm và xanh dương. Nước trong hồ phía tây vẫn giữ màu đen. Người ta cho rằng khí phun ra từ những lỗ dưới đáy hồ là nguyên nhân gây nên hiện tượng nước đổi màu trong hai hồ ở phía đông. Khi các loại khí bên dưới đáy hồ phun lên qua các lỗ, chúng tương tác với những chất khoáng trong hồ khiến màu nước thay đổi. Viện Khoa học Indonesia khẳng định nếu nước trong một hồ chuyển sang màu xám thẫm thì đó là dấu hiệu báo trước núi lửa sắp phun trào. Điểm đặc biệt nữa là, hiện tượng thay đổi màu nước trong hồ núi lửa thường tuần hoàn theo một vài màu nhất định. Tuy nhiên, với Kelimutu, hoàn toàn không thể dự đoán. Đôi khi, hồ có màu xanh dương, xanh lá và đen; có khi lại là trắng, đỏ và xanh. Lần gần đây nhất, một trong những hồ đang có màu nâu đen, nhìn như nguyên một hồ sô cô la, còn hai hồ còn lại là đỏ và xanh. Ngoài lề, người địa phương tin rằng ba hồ này là nơi yên nghỉ dành cho những linh hồn đã khuất.

© Leonardus Nyoman https://500px.com/photo/122195179/kelimutu-lakes-flores-island-by-leonardus-nyoman
© Leonardus Nyoman
https://500px.com/photo/122195179/kelimutu-lakes-flores-island-by-leonardus-nyoman

Làm sao để đến đây? Đáp máy bay đến sân bay quốc tế ở Maumere, di chuyển đến làng Moni, cách đỉnh 12km. Mướn xe chở lên đỉnh và nó sẽ đi hết 11km còn chừa 1 cây cho du khách đi bộ thêm nửa tiếng. Thời gian đẹp nhất là đi tháng 7 và tháng 8, vì đây là lúc có thể ngắm bình minh sáng sủa nhất không bị mù. Phòng nhiều khi phải đặt trước một hai tháng mới có vào tháng cao điểm này.

    • Komodo National Park:

 

© Mi. Sha https://500px.com/photo/97714727/komodo-dragon-by-mi-sha
© Mi. Sha
https://500px.com/photo/97714727/komodo-dragon-by-mi-sha

Mình hông cổ vũ chuyện bắt tour đi xông vô rừng mục kích cho bằng được con đười ươi hay con gì đó có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vô hình chung nếu đánh động đến nơi cư trú tự nhiên có thể dẫn đến việc động ổ và có thể dẫn đến bị săn bắn nếu thú đi ra khỏi lãnh thổ được bảo tồn. Nhưng mà con rồng Komodo thì nên đi. Vì khu bảo tồn này gồm 3 đảo vốn được quy lại chặt chẽ và bảo vệ kĩ lưỡng. Và việc bạn đến đây nhìn ngắm nó được quản lí và ít tác động đến môi trường sống của chúng, và tiền bạn tiêu tốn cũng góp phần giúp khu bảo tồn hoạt động. Rồng Komodo chỉ duy nhất có ở đây, dài 3m, ăn thịt và … có độc. Cách săn mồi của nó là quan sát con mồi nó chọn trong khoảng một tuần rồi mới … tấn công, thường là cắn một phát tiêm độc, rồi theo dấu con mồi chết dần vì độc có khi mấy ngày đến một tuần sau đó rồi mới xử nó. Nói chung cũng rảnh và tánh kì, được cái kiên nhẫn. Đi đến đây bạn sẽ phải … đi bộ. Không có xe chở gì đâu, bạn cũng trekking lên đồi lên núi để ngắm mấy con rồng này. Ngoài ra thì quần đảo Komodo cũng nổi tiếng với cảnh lặn biển siêu đẹp. Nghe mắc cười nhưng phụ nữ tới tháng thì không nên đi, vì mũi rồng Komodo cực thính, và nó sẽ trở nên điên dại tấn công nếu nghe mùi máu =)) Ngoài ra thì ở đây rắn cũng nhiều …

© Parnupong Norasethkamol https://500px.com/photo/81466037/komodo-at-sunset-by-parnupong-norasethkamol
© Parnupong Norasethkamol
https://500px.com/photo/81466037/komodo-at-sunset-by-parnupong-norasethkamol

Vậy làm sao đến đây? Đáp máy bay đến Labuan Bajo/Komodo Airport hoặc di chuyển từ phía Đông sang từ đảo Flores (có cái núi ba hồ ở trên). Xong liên hệ đến những agency du lịch để lấy giấy phép vào khu bảo tồn. ( dĩ nhiên phải trả xiền).

    • Ubud:

IMG_7147

Sao lại là Ubud mà không phải Bali, vì mình đi Bali rồi, chỉ thích mỗi Ubud thôi. Bali giống như một một hòn đảo có đầy đủ những gì Việt Nam có : ruộng bậc thang, bãi biển đẹp, thác, suối, núi, thị trấn ôn đới, rừng, phố cổ, đô thị ăn chơi, shopping mall, dịch vụ xa xỉ, hồ trên núi, chùa chiền, văn hoá…. nhưng ở một mức độ vừa phải. Gì cũng có nhưng ít cái nào đẹp choáng ngợp. Nhưng mà cũng vì nó có đủ hết cái yếu tố như vậy, du khách xa xôi lặn lội đến đây sẽ thích lắm nếu họ được trải nghiệm tất cả trong một. Ngoài ra đây là hòn đảo duy nhất của Indo theo Ấn Độ giáo, có nghĩa là các dịch vụ ăn chơi được nới lỏng cho khách du lịch. Người dân Bali cũng hiền hoà, mến khách.

Hình cho Ubud là của mình, không sang trọng với những resort đẹp long lanh đâu, vì hãy đối mặt với chuyện resort đẹp thiệt nhưng tiền đâu đi :)) Nhưng vẫn sẽ rất tuyệt nếu bạn ở Ubud và dạo quanh khu phố cổ xinh xắn này, trải nghiệm được văn hoá của người địa phương, vì theo mình thấy Bali đẹp ở văn hoá chứ không đẹp ở cảnh quan. Bản thân Ubud cũng là trung tâm văn hoá của cả đảo. Mình sẽ review kĩ hơn những bài sau.

IMG_7151

Bay đến sân bay Kuta ở Denpasar, di chuyển cỡ 2 tiếng để đến được Ubud.

Đọc tiếp phần hai ở đây

15 Replies to “Indonesia attractions P.1”

  1. Hi there,
    Chỉ muốn nói rằng cám ơn những bài viết của bạn. Nhờ chúng mà mình lại lên plan để quay lại Indo và China một lần nữa 🙂 Hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều bài viết về những chuyến đi thú vị của bạn.
    Thanks and have a nice day ❤

    Like

  2. Anh ơi, viết chi tiết hơn về Bromo-Jien-Borobudur đi anh. Ở Java ngoài 3 địa điểm này có chỗ nào hay ho nữa không anh ?

    Like

    1. sorry em anh bỏ bê blog lâu quá 😀 để sắp xếp viết ngay bromo với Ijen. Java thì ngoài ba điểm đó ra thì mấy điểm còn lại anh chưa thấy hấp dẫn lắm, có mấy cái đảo đẹp nhưng cũng chưa đặc sắc bằng mấy đảo có ghi trong bài.

      Like

  3. Xin chào bạn!
    Mình đang có ý định đi trekking khu vực núi Rinjani, tại đảo Lombok, Indonesia vào tầm tháng 11/2017. Mình chỉ có 4 ngày cho cả hành trình.
    Vì mình sẽ bay từ Hà Nội – Kualalumpua, nên từ đây mình có 2 cách đi đến Lombok
    1. Bay thẳng từ Kualalumpua đến Lombok: tuy nhiên giá vé đang khá cao
    2. Bay từ Kualalumpua đến Bali ( mình đang tra và thấy rẻ hơn đoạn bay thẳng đến Lombok) và đi phà sang Lombok: nhưng mình đang không biết là cách đi từ Sân bay đến bên phà thế nào là tiện nhất. Bạn có thể chia sẽ thông tin về việc này không ạ?

    Mình cảm ơn.

    Like

    1. Chặng đường cũng gian nan nhe, bạn sẽ bắt một chuyến xe bus đi từ sân bay vào Kuta hoặc taxi, sau đó bắt xe bus tại trạm đi từ Kuta đến Padang Bai (mình ko chắc có chuyến chạy thẳng, nhiều khi bạn phải chạy đến Ubud và bắt chuyến khác đến Padang Bai) để đi PHÀ CHẬM GIÁ RẺ (chưa tới 100k vn). Phà chậm mất 4 tiếng. Hoặc bạn deal thằng taxi chở từ Kuta đến Padang Bai nếu đi đông.
      Còn đi phà nhanh rất mắc bằng vé máy bay thì từ Kuta bắt taxi đến Seganran. Phà nhanh cỡ 45 phút ( gía mấy triệu).
      Bạn tham khảo thêm thử:
      https://www.lomboknetwork.net/lombok/getting-there-away/public-ferry/

      Like

      1. Chào bạn,

        mình có dự định đi Bali tháng 10 /2017 tới đây, sau khi mình mình đọc về núi lửa Rinjani mình muốn trekking núi lửa nữa. Dự định mình sẽ khám phá Bali trước và sau đó di chuyển sang Lombok để trekking. Mình chỉ đi 1 mình thôi, mình tha thiết hy vọng bạn có kinh nghiệm gì chỉ dạy giúp mình với 🙂 thời gian mình không bị gò bó nhưng đi 1 mình lạ lẫm nhiều thứ nên cũng sợ quá đi :). Nếu bạn có thời gian, bạn email cho mình với nhé
        tuthuykieu.vn@gmail.com. Mình cảm ơn nhiều và có dịp sẽ hậu tạ nếu may mắn bạn cũng ở SG ^^.

        Liked by 1 person

  4. Hi, cám ơn vì bài chia sẻ rất thú vị của bạn, mong rằng sẽ còn đọc được nhiều trải nghiệm của bạn ở blog này! 😉 Dely

    Liked by 1 person

  5. Cho mình hỏi, mình đi từ HCM-KUA-JAKARTA, đến Jakarta thì mình đi = phương tiện j đến Bromo?
    Cho mình biết giá vé của phương tiện vận chuyển đó luôn nha!

    Like

    1. Bạn đi xe đò từ Jakarta đến Surabaya và tiếp tục bắt xe đến bromo, có option đi xe lửa. Giá vé mình ko rõ. Nhưng có thể truy cập trang rome2rio để biết á bạn, chỉ cần nhập điểm đi và điểm đến.

      Like

  6. Xin chào,

    Không biết xưng thế nào 🙂 , mình U40 nhé. Mình rất mừng khi ngày trả lời gần nhất của Travel Loner là 12/1/2018.

    Mình dự định đi Indo 1 mình, mình không giỏi công nghệ, không biết cách sử dụng các thiết bị công nghệ, thường chỉ đi theo cách cổ xưa (vừa đi vừa hỏi, có lẽ vì mình sinh ra ở thời chưa có và sau này không thích nghi được), nên mình phải chuẩn bị kỹ lưỡng lịch trình, mình lớn tuổi, không thể năng động được như các bạn trẻ nên kỹ vẫn hơn. Mong Travel Loner sẽ hướng dẫn nhé. Mình rất cảm ơn

    Mình có 2 địa điểm muốn ghé ở Indo đó là Jarkata và làng Malang (bao gồm núi lửa Bromo). Mình không có nhiều chi phí, thời gian là 9 ngày, Travel Loner có thể cho mình một lịch trình không (mình thấy có thể đi xe từ JKT đi Surabaya chứ không cần đi máy bay)

    Mình biết đây là một câu hỏi cũng khá phiền, phần lớn thông tin đều có thể lấy trên mạng. Mình lớn tuổi, chỉ mong được nghe một người đã từng đi hướng dẫn chút ít thôi.

    Rất cảm ơn!

    Like

    1. Chào chị .
      Chị có những 9 ngày ở Indo cũng khá dài cho hai điểm Jakarta và làng Malang.
      Em thử đề xuất chị đi thế này :
      -Ngày đầu chị bay đến jakarta qua Vietnam Airlines / Malindo Airlines / Air Asia hoặc những hãng khác. Đêm ngủ lại Jakarta.
      -Ngày hai chị thăm thú Jakarta, em ko nghĩ Jakarta có gì vui để chơi. Trong trường hợp chị vẫn muốn đi, chuẩn bị tinh thần cho giao thông hỗn loạn và an ninh ko ổn lắm.
      Tham khảo ở đây chị hén : https://wikitravel.org/en/Jakarta
      Từ Jakarta đến Surabaya có xe lửa đi khoảng 10 tiếng rưỡi, tốn cỡ $7-$40 tuỳ hạng vé. Đi xe sẽ mất một ngày 24 tiếng, giá $18-$26.
      -Ngày thứ ba chị bắt tàu lửa đi Bromo, sáng 9h đi thì cỡ tối tới. Ngủ đêm ở Surabaya.
      -Ngày thứ tư để đến bromo chị có thể lựa chọn đi tàu lửa đến Lawang / taxi – xe dù đến Bromo. Hoặc đi xe khách đến Malang, taxi – xe dù đến Bromo. Hoặc ngay từ đoạn này chị book tour, chi tiết tour chị xem trong bài Bromo / Ijen em viết hen. Kiểu gì kiểu tối đó chị cần đến được làng Cemoro Lawang.
      -Ngày 5 chị ngắm bình minh Bromo bằng xe jeep ở làng, xuống lòng chảo, leo lên núi. Chiều tối ngắm thêm hoàng hôn.
      -Ngày thứ 6 chị có thể ở chơi thêm thì sẽ hơi dư, em khuyên quay về Surabaya. Trên đường nếu đi tour có thể ghé thác cũng khá đẹp. Tối về đến Surabaya.
      -Ngày thứ 7 chị ở chơi Surabaya.
      -Ngày thứ 8 chị bay về VN từ Surabaya.
      Còn một ngày chị cứ gia giảm tuỳ sở thích. Có vài điểm là chị có 9 ngày thì nên đi luôn Ijen nếu đủ sức, còn không thì đi Borobudur. Nếu đi Borobudur thì thay vì về Surabaya chị sẽ đi xe bus đến Yogyakarta sau đó từ Yogyakarta bay về VN.
      Chúc chị may mắn 🙂

      Like

      1. Cảm ơn em đã phản hồi câu hỏi của chị rất chi tiết và cẩn thận! Chị cảm thấy tự tin hơn nhiều rồi 🙂

        Liked by 1 person

Leave a comment