3. SULAWESI: 

Screen Shot 2015-10-02 at 4.58.13 PM

  • Tana Toraja:
©Flyer123 https://500px.com/photo/28982319/ke-te-kesu-by-flyer123-
©Flyer123 https://500px.com/photo/28982319/ke-te-kesu-by-flyer123-

Nếu Java thu hút mình bằng núi lửa, thì Tana Toraja thu hút mình vì tục lệ tổ chức … đám ma và chôn cất người chết. Cao nguyên Tana Toraja nằm giữa Sulawesi là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc thiểu số Toraja với cách xây dựng những ngôi nhà truyền thống hình con thuyền đặc trưng và những nghĩa địa trên vách đá được lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Người dân tộc ở đây tin rằng cuộc sống thật sự bắt đầu sau cái chết. Vì vậy, đám ma là một nghi thức quan trọng nhất cuộc đời con người và phải được tổ chức siêu hoành tráng, siêu tốn kém, kéo theo cái chết của hàng chục con trâu và con heo ( vụ này thì là hủ tục rồi). Tránh dông dài vào miêu tả nhiều chữ đọc mệt, mình tóm tắt lại như thế này, ở đây khi một người chết đi sẽ được tổ chức một đám tang nghi thức khiêm tốn lần một, sau đó được gói xác kĩ lưỡng đặt trong nhà truyền thống, và họ sẽ không được coi là đã chết cho đến ngày được tổ chức đám tang thật sự, là cái đám tang lần 2, nên trong suốt thời gian giữa hai đám tang tất cả mọi người chỉ giả vờ như người này chưa chết mà chỉ đang ngủ. Đến khi mùa gặt kết thúc, và gia đình có người qua đời kiếm được đủ của nả để làm đám, thì người đó mới được chính thức xem là qua đời, được tổ chức đám tang để tiễn họ sang thế giới khác, nơi mà ở đó họ sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Đám tang, gần như là một ngày hội tưng bừng, ở đó dân làng mặc những bộ đồ màu sắc đẹp đẽ, tươi cười hớn hở, ăn uống no say, tham gia những nghi thức tiễn đưa như trẫy hội non sông, đâm chết hàng chục con trâu để lấy sừng treo lên nhà. Tuỳ vào chức sắc và địa vị, độ giàu có của người đã chết mà quy mô đám ma sẽ lớn nhỏ, nhưng kiểu nào cũng hoành tráng, đại để là cuộc sống có bao nhiêu tiền để dành hết cho đám ma vậy đó.

Sau đám tang, cũng đặc biệt không kém, ở đây người ta chôn cất người chết trong những ngôi mộ đục sâu vào trong vách đá granit dựng đứng. Nhìn vào độ sâu, độ hoành tráng, thậm chí độ cao của ngôi mộ người ta biết được địa vị của họ khi còn sống. Trước mỗi ngôi mộ, người ta sẽ làm những hình nhân tau tau bằng gỗ hoặc tre nứa, mô phỏng y chang người chết, đặt họ trước ngôi mộ và nhìn về phía trước. Có những tau tau làm rất tượng trưng, nhưng cũng có những tau tau giống như tượng sáp. Và quan trọng là bạn được vào tham quan. 😀

Ngoài lề, có những câu chuyện bên lề về chuyện xác chết có thể đội mồ tìm đường về nhà ở Toraja, đọc thêm ở đây . Cái này chỉ đọc cho vui , hén :))

©Flyer123 https://500px.com/photo/28982323/tau-tau-by-flyer123-
©Flyer123
https://500px.com/photo/28982323/tau-tau-by-flyer123-

Làm sao đến được đây? Bắt máy bay đến sân bay quốc tế Sultan Hasanuddin airport tại Makassar. Bắt xe đi từ 6-8 tiếng sẽ tới Rantepao, nơi bạn sẽ ở để tham quan Tana Toraja. Ngôi làng must-go ở đây là Kete kesu’.

  • Togian island:
nguồn : google

Maldives thì đẹp thiệt, nhưng đắt và hơi phổ thông. Nếu nói về biển đảo đẹp, mình có tâm niệm rằng chúng ta có cả khối lựa chọn khác biển thậm chí còn đẹp hơn, quan trọng là rẻ hơn rất nhiều, ít người biết đến, tuy nhiên resort không đẹp bằng hoặc không có, đường đến cũng xa xôi cách trở. Mấy bạn cũng biết đó, mình nghèo lắm làm gì có tiền đi resort, và cũng đã nhuốm già tuy nhiên còn ổn lắm, phơi phới lắm nên để hành xác mà tới được thiên đường thì không thành vấn đề với mình. Vì vậy, xếp qua bên Boracay, Maldives, Bora Bora đồ, quần đảo Togian là điểm chắc chắn mình sẽ đi trong tương lai không xa (lúc đó sẽ review kĩ hơn).

Như bạn biết đây là một quần đảo mà mỗi đảo có những cảnh biển lung linh khác nhau. Togian thì xa lạ với người Việt mình nhưng không mấy xa lạ gì với mấy bạn Tây balo, thậm chí họ còn kháo nhau rằng đây là thiên đường biển đảo. Như với hình minh họa ở trên, là ở đảo Mallenge, nơi sinh sống của bộ lạc du mục trên biển Bajo. Họ xây dựng làng trên những mỏm đá xa ngoài biển, bắc những cây cầu gỗ dẫn về đất liền, tạo thành những cảnh đẹp hoàn mỹ. Và còn các đảo khác, đến nơi đây sẽ tạo cho bạn cảm giác thoát ly xã hội, vì nó cũng xa xôi hẻo lánh lắm rồi, việc để làm thì chỉ ăn uống, bơi lặn, phơi nắng, ngắm bình minh và hoàng hôn, tận hưởng cảm giác không điện thoại, không internet, nhiêu đó là đủ tuyệt vời rồi ( 2 cái cuối ấy ).

Điều quan trọng nhất là, rất rẻ, siêu siêu rẻ. Điều này làm mình yêu Indonesia (trừ Bali) vì hầu hết mọi thứ đều rẻ bất ngờ, chỉ có tốn vé máy bay hơi đắt thôi. Từ kinh nghiệm bản thân, mình đã từng ăn dĩa mì xào trứng giá có 10k tiền Việt trên bãi biển du lịch của Indo. Mà Togian lại là nơi hiểm hóc của Indo, nên tin mình đi, còn rẻ nữa. :))

tomini-bay_800x456//embedr.flickr.com/assets/client-code.js

Screen Shot 2017-07-26 at 4.26.13 PM//embedr.flickr.com/assets/client-code.js
 

Vậy làm sao để đến được đây? Khá gian truân, có hai cách : thứ nhất nếu bạn đi theo cung đường mình đã đề cập ở trên, tức là bay đến Makassar, đi đến Rantepao (Tana Toraja), rồi đi 14 tiếng xe buýt tới Ampana bắt phà ra đảo cỡ 5 đến 6 tiếng nữa. Cách hai là bay thẳng đến Gorontalo rồi đi phà ra Togian, cũng 6 tiếng. Mỗi tuần có 2 chuyến đi và 2 chuyến về, lịch cũng hơi trêu người nên mình đã bỏ cuộc trong lần đi trước vì không đủ thời gian để đi. Muốn tới đảo này và ở chơi 2-3 ngày thì ít nhất bạn cũng phải tốn hết 8 ngày cho nó. Lịch phà chạy ở đây.

4. Maluku & Papua :

Screenshot 2015-10-11 16.28.24

  • Raja Ampat:

slide-a-2

(nguồn google)

Đẹp ha, nhưng chỗ này thì chắc chỉ nói sơ cho có tụ chứ chắc khó mà đi vì mắc quá. Mình không thích kiểu review móc đâu lên một cái chỗ hiểm hóc gần như không thể đi nổi xong đem giới thiệu những điểm đến cần được đi trước khi biến mất đại loại vậy. Vì rốt cuộc ai cũng hiểu tiền bạc chúng ta có hạn, và nếu cái hạn mức đó hơi cao thì cũng nên đầu tư đúng nơi cần đi. Nên quần đảo này, đẹp thật nhưng không hấp dẫn lắm. Một là kiểu đảo li ti như vầy thật ra cũng có vài lựa chọn gần như y chang, bạn thử search Palau island trên google sẽ thấy . Hai là muốn đi khá tốn tiền, Sorong là sân bay nội địa, nghĩa là bạn phải chuyển 3 chuyến bay từ VN để đến đây. Tour ra đảo chủ yếu để đi lặn, nhiều mức giá, rẻ nhất cũng hơi chát. Loại mà ngủ lại trên thuyền siêu sang là cả ngàn đô. Đây thật ra giống như một khu bảo tồn động vật biển vì sự trù phú của hệ động thực vật, vì vậy nên nhiều người đến đây để lặn. Mà chỉ để lặn thì không cần tốn tới nhiêu đó tiền để tới đây đâu, nên bỏ qua nhe. :))

Trong trường hợp vẫn muốn tìm hiểu cách đi, thì hay tưởng tượng bạn bay qua Sin, xong bay qua Makassar, xong lại bay đến Sorong, rồi lại bắt phà ra đảo, và về cũng nhiêu đó chuyến. Thôi tạm quên đi nha, còn nếu trong trường hợp bạn vivu nhiều tháng ở Indo, đi cả Papua và tiện ghé ngang đây thì có thể.

  • Lake Sentani:
Screenshot 2015-10-11 16.45.21
©Sengkiu Pasaribu https://500px.com/photo/24677769/the-blue-reflection-by-sengkiu-pasaribu

Ở Myanmar có hồ Inle đẹp thiệt đẹp, thì ở Indo có hồ Sentani cũng huyền diệu không kém nè :)) Bao quanh bởi những vùng đồi núi trù phú và xanh mướt, nhiệt độ ở đây cũng kiểu Đà Lạt, tổng cộng 24 ngôi làng bao quanh hồ nước ngọt rộng lớn này. Đến đây bạn sẽ mướn cano của người bản địa và đi dạo quanh hồ, thăm những ngôi làng, có thể qua đêm ở resort trên hồ nếu có tiền. Mặt hồ tĩnh lặng phản chiếu cả bầu trời và sự yên tĩnh ở đây đem đến cho du khách cảm giác thanh thản tuyệt zời (nghe đồn vậy chứ chưa đi ai biết).

Screenshot 2015-10-11 16.45.29
© Toshi Maidepa https://500px.com/photo/36434700/lake-sentani-by-toshi-maidepa

Chỉ cách Jaya Pura thủ phủ của Papua 30 phút đi xe, quá tiện, nhớ trả giá trước khi lên xe sau khi bay đến sân bay quốc tế Sentani.

  • Puncak Jaya (Carstensz Pyramid):
(nguồn: google)

Puncak Jaya (4884 m ) là 1 trong 7 ngọn núi cao nhất thế giới. Nằm giữa một nước xích đạo nhưng quanh năm đỉnh núi phủ tuyết trắng. Khỏi nói là núi này chỉ dành cho những nhà leo núi mạo hiểm có kinh nghiệm và chứng chỉ, chứ bánh bèo tay mơ chúng ta thì thôi qua leo Rinjani cho lành.

Đi đến đây bạn có thể đi từ Jaya Pura, hoặc bay đến Timika, rồi đi xe đến Nabire, thị trấn gần núi nhất. Ở đây có nhiều agency leo núi cho bạn lựa chọn. Ngoài ra có thể sẵn tiện tham quan Dani tại Baliem Valley, nếu canh trúng lễ hội của thổ dân bản địa sẽ khá tuyệt vời.

(xem tiếp phần cuối ở đây )

4 Replies to “Indonesia attractions P.2”

  1. OMG, Togian nằm trong list những nơi mình muốn đi đó. Có đọc qua 1 bài viết của 1 bạn trên Phuot bảo để đến được đây cũng mất mấy ngày :-<

    Like

      1. Ừa ừa đúng rồi 😀 Sao biết hay thế.
        Nhưng mà chỗ này nếu có đi chắc cũng trong tương lai hơi xa vì còn nhiều chỗ muốn đi quá.

        Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: