Khoảng cách giữa hai bài blog của mình ngày một lâu hơn, lâu còn hơn tiến độ Sài Gòn xây metro. Thỉnh thoảng vô blog vén mạng nhện cũng có bạn đọc vào cảm ơn vì được tạo cảm hứng, ôi thôi cũng an ủi số tiền mua domain phải trả hằng năm =)) Nhân dịp xuân về mình đã lười như một của nợ ngày Tết, tự hứa với lòng năm mới ráng viết hết những chuyến đã đi thôi cũng là một chiến công vĩ đại. Thôi thì đây là bài cuối của Nepal, kéo xuống cuối bài sẽ có đầy đủ thông tin cho những bạn đang sửa soạn đi trek nhé.

– NGÀY NĂM –

KHOPRA DANDA 3640M LÊN KHAYER LAKE 4650M

Buổi sớm khẽ cựa mình trong lớp chăn dày ụ ấm áp, nhưng chỉ cần nhích ra khỏi tư thế đang ủ ấm là hưởng trọn cơn lạnh giá sớm mai; trong cơn mê man đó mình dũng cảm ngồi dậy nhìn ra cửa sổ bé xíu và chợt nhận ra đã ở trong lòng Himalaya, gần thật gần với những đỉnh núi cao thiêng liêng. Bình mình đang lên, rét thế này mà bò ra khỏi chăn sẽ cần nhiều dũng cảm hơn nữa, nhưng vì còn đủ lý trí nhận thức cơ hội này là duy nhất nên mình đã rên rỉ bò ra sân. Sáng đó cảnh quan không huy hoàng như hoàng hôn hôm qua, vì nắng đã bị chắn bởi đỉnh Annapurna South ngay sau lưng.

IMG_6726 IMG_6729

Mây cuộn lập ló trên những đỉnh núi xa, đây đó những chóp núi trắng rực lên khỏi tông màu xanh lạnh giá. Gió thổi miết vào sườn núi thổi tung tuyết thành một lớp màn, trông xa xa như đỉnh núi đang bốc cháy. Đứng xớ rớ được dăm phút là mình lại chuồn vào phòng quấn chăn vì rét, mấy ngày vầy mỗi lần đi pi là rất khó khăn.

IMG_6730 IMG_6731

Lẽ ra sáng đó, bọn mình sẽ phải trek sớm thật sớm để lên Khayer Lake – chặng cao nhất của hành trình tại ngưỡng 4650m ( 1000 m tăng độ cao với Khopra ). Tuy nhiên máu liều của chị bạn đồng hành lần đầu trekking nhưng trek luôn Himalaya đã cạn :)) Chặng đường quá dài ngày hôm qua đã bào hết sức của của chị, còn mình vẫn khoẻ nhưng hơi ngại chuyện bị sốc độ cao. Có đề nghị hay mình đi một mình với bạn guide, chị ở lại đợi.

Hành trình lên Khayer lake tuy ngắn (trên bản đồ) nhưng dài đẳng đẵng ( với sức người và cả lòng người). 1000m tăng độ cao từ 3600 lên 4650 ngốn của một bạn người Tây 6 tiếng lên và 4 tiếng đi xuống, còn với hai tụi mình sẽ chắc sẽ lâu hơn. Nhiều trekker cũng review đoạn đường này không dễ chịu với tay mơ. Lại thêm chuyện nếu ở lại Khopra một hôm bảo đảm chị bạn sẽ lên cơn đau nhức do cơ thể vào chế độ xả hơi, khó trek xuống hôm sau.

Nghĩ tới lui, thấy thôi nhiêu đó hoàng hôn bữa trước là đã mãn nguyện, bọn mình đành đi xuống, sau đó xuống núi khoẻ rồi lại chặc lưỡi tiếc, sống sao cắc cớ quá =))

500714786 500714766

Nói về Khayer lake, mình tìm vài tấm hình trên Getty cho các bạn xem thử. Đây là một hồ nhỏ trong suốt hình thành từ băng tuyết tan từ đỉnh núi. Hồ khá bé, nhưng đây là một trong những hồ thiêng trong tín ngưỡng Hindu. Bên bờ hồ có đền thờ, hằng năm người bản địa sẽ hành hương lên hồ để cúng bái ( có tấm hình hồ đông nườm nượp, không thể tin nổi O_o ). À vì giờ đổi thành đi xuống núi, nên mình đổi tiêu đề thành :

_

– NGÀY NĂM –

KHOPRA DANDA 3640M XUỐNG TATOPANI 1250M

(rảnh)

IMG_6734 IMG_6736

Đã đến lúc phải đi xuống. Hôm nay sẽ tiếp tục là một ngày rất dài để hạ gần 2400m độ cao đến Tatopani, điểm tập kết cuối của kha khá trail trekking của vùng Annapurna.

IMG_6742

Để tưởng tượng được đoạn đường của ngày hôm đó thì bạn nhìn tấm hình này, từ vị trí của tụi mình đang đứng, chúng ta sẽ trek xuống hẻm núi bên phải, vâng, ở dưới đáy hẻm núi, ngay ngã ba sông Kali Gandaki. Hứa hẹn ngày hôm nay sẽ phá banh chân chị Đại đi chung à há.

IMG_6747

IMG_6752

IMG_6755

Đoạn đường hôm ấy tạm chia ra làm hai : trước khi ăn trưa và sau khi ăn trưa, vì trong cơn đói mình chỉ có thể lấy bữa ăn làm cột mốc … Đoạn buổi sáng đường đẹp tinh tươm, thả dốc bậc thang và đôi khi hơi leo chút đỉnh, đâm xuyên qua tầng rừng thưa và cây bụi. Trời vẫn lạnh, nhưng càng hạ độ cao càng ấm, khi đến gần trưa thì không còn là ấm mà là nóng điên.

IMG_6764

Mình khá là tận hưởng chuyện xuống núi, từ ngày học lớm được khinh công phóng núi từ những bạn porter núi Rinjani, đó là thay vì đi chầm chậm vì đau, thôi thì cứ phóng; đừng bước chầm chậm từng bước và đổ hết trọng lượng lên chân, trọng lực sẽ làm chân bạn mất sức dần, thay vào đó hãy bước thật nhanh, vừa chạm nhẹ xuống mặt đất là phóng đi bước tiếp để giảm trọng lực lên chân. Tuy nhiên, chuyện này chỉ áp dụng ở đường dễ đi thôi nhé.

Chị bạn thì chưa thấm nhuần tư tưởng lắm nên vẫn bước rất kĩ lưỡng, càng về sau càng đau hơn.

IMG_6769

Đến độ tầm 2h trưa, mình đã đói nhừ, cả bọn đã đến được làng Paudwar. Ngôi làng này có cách xây dựng rất ấn tượng và khá đẹp. Cả ngôi làng xây trên sườn dốc, nên những ngõ nhỏ luồn vào nhau lắt léo như một mê cung. Đường đèo đang được ủi lấp để đến được với ngôi làng vùng cao này. Từ Tatopani đến đây chỉ mất độ 2-3 tiếng nên đường làng cũng nườm nượp trekker, có người ngủ lại đây để sớm trek lên Moon Peak ( mà mình cũng chưa rõ là nằm đâu).

IMG_6782 IMG_6787

Những ngôi nhà đá xây san sát chen vào nhau, đường làng theo đó mà chạy quanh co lắt léo rất đẹp. Ở đây có trường học, có chợ, có trạm xá và quan trọng là có đồ ăn … nhưng không được ngon cho lắm.

IMG_6794 IMG_6798

IMG_6800

Sống những ngày trên đường, một lần bước qua là có thể không bao giờ quay trở lại. Ra khỏi làng, mình nhìn quanh quất, chắc sau này vẫn sẽ nhớ lại vẻ đẹp của ngôi làng này, cùng nụ cười hồn nhiên của đám trẻ con trong trường học.

IMG_6801

Và ô kìa Langbiang hiện ra, ngỡ như chị ấy đang xuống núi sau chuyến trek đỉnh Langbiang huyền thoại =)) Đường giống gì mà giống Đà Lạt dữ, nhưng mà nhìn ra ngoài lại thấy ruộng bậc thang Sapa, ôi quê ta đó mà.

IMG_6804 IMG_6811

Chặng cuối của cuộc hành trình là trên con đường vừa được ủi đá chờ ngày tráng nhựa. Con đường đèo lắt léo cùi chỏ là thế, nhưng với trekker thì luôn có bảng hiệu đường tắt để băng thẳng xuống dưới, ko men theo đèo nữa, bù lại sẽ hơi dễ trượt té. Có lẽ trước khi có con đường đèo, dân làng vẫn men theo con đường mòn này để đến Tatopani.

IMG_6812

Hoa gạo quê ta đây mà :))

IMG_6816

IMG_6828

Chiều đã buông trên dốc núi, nắng xiên qua thành khe đáp xuống hẻm núi. Tụi mình đã mệt phờ, chân đã run run vì chịu lực trì cả ngày. Chốc nữa thôi, mặt trời sẽ lặn sau những đỉnh núi cao, để lại bóng tối tịch mịch cho thung lũng Kali Gandaki.

IMG_6839

Tụi mình đã chạm đến con sông, vậy là đã đến đáy hẻm núi, ngoái nhìn lại lên cao, mình không còn thấy chóp núi Annapurna South và Khopra Danda nữa. Nhưng cao thật cao trên kia, hoàng hôn có lẽ vẫn đang cháy bỏng, vẫn có những con người mới, như bà cụ Stephanie, vẫn đang thả hồn đắm chìm trong vẻ đẹp mê diệu ấy.

IMG_6842 IMG_6846

IMG_6849

Tới ngã ba sông rẽ phải đi thêm một đoạn đường mịt mù khói bụi là đến Tatopani. Chiều Tatopani nhàn tản với đây đó những hostel đông nghịt khách Tây, những vườn táo vườn cam trĩu quả trong những bờ rào đá, chó nằm ngả ngớn, mèo chạy loanh quanh, mùi khói bếp bay ra làm lữ khách thiếu điều muốn ngã quỵ vì đói quá.

IMG_6843

IMG_6851

Đây, trong bất cứ cuộc trekking nào, có hai khoảnh khắc hạnh phúc tột cùng : lên đỉnh và về tới đích. Trong ảnh là người phụ nữ đã ngã quỵ và không màn tới tôn nghiêm hú lên trước hostel làm porter trong nhà đồng loạt bật cười. :))))))) ” Chị éo đi nổi nữa đậu xanh rau má !!” =)))

IMG_6853

Kết thúc của buổi tối tràn trề hạnh phúc ngày hôm ấy, là khu vườn đầy táo, dĩa bò beefsteak ngon mún xỉu, internet về trên buôn làng. Nhưng trước khi ăn chúng ta có tiết mục tắm suối nước nóng nổi tiếng.

Ừa, Tatopani nổi tiếng có nguồn nước nóng tự nhiên, mới đầu tưởng là một con suối, nhưng tới nơi thì thấy họ đã xây thành bể bơi và đổ nước nóng liên tục vào. Nhìn hơi thiếu vệ sinh chút nhưng mệt rồi thôi kệ.

Tuy vậy, mình vẫn thấy rất đã. Không gì bằng ngâm nước nóng sau những ngày trekking banh cả chân. Nước khoáng nóng ngấm vào an ủi từng cơn nhức, những vết phồng rộp và rửa trôi hết mồ hôi của cả ngày. Nên nên đi nhé, khi đi đừng mang đồ gì quý giá mắc công phải canh mất hết thư giãn nhé.

IMG_6857

_

– NGÀY SÁU, BẢY, TÁM –

POKHARA – KATHMANDU

Và vậy là hết rồi. Ngày hôm sau tụi mình cùng guide thuê taxi đi về Beni, đoạn đường này chạy trên một con đường đá địa ngục đầy bụi và dằn xóc điên cuồng. Từ Beni lại thuê một chiếc xe khác để về lại Pokhara. Ở chơi Pokhara thêm một ngày và hôm cuối bay về Kathmandu và về lại Sài Gòn.

IMG_6862

IMG_6886 IMG_6889

Trước khi nghỉ kể, mình review nhanh qua về Pokhara. Tụi mình khá là tận hưởng Pokhara, nhiều hơn Kathmandu. Pokhara là một thành phố nên thơ, nhất là khu Lakeside uốn lượn quanh bờ hồ phẳng lặng. Các cửa tiệm dễ thương luôn rộn ràng chờ đón để chém khách du lịch, tuy nhiên nếu trả giá thì kiểu gì bạn cũng … hố hơn mua ở Kathmandu :)) . Nếu không màng về tiền, thì cứ tận hưởng. Chiều đi dạo quanh bờ hồ, uống vài lon bia hoặc cocktail trên những quán cà phê đầy nắng nhìn thẳng về mặt hồ. Càng về chiều hồ càng sôi động với nhiều hoạt động đi bộ, chèo thuyền, đạp xe, nhảy dù, nhậu nhẹt ….

IMG_6894 IMG_6899

IMG_6898

IMG_6902

IMG_6952

IMG_6942

IMG_6960

Còn không muốn trải nghiệm thêm bất cứ hoạt động nào liên quan đến việc hao sức, thì thôi hãy nuông chiều bản thân trong những tiệm massage với phong cách phục vụ không thua gì bên Thái để nhẹ nhàng rũ tan những cơn nhức mỏi ( hoặc nhức thêm). Dù gì cũng đừng quên tip!

Còn thanh tịnh hơn, ở đây có kha khá những địa điểm tập yoga và thiền trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, giá cũng không rẻ nhưng thôi cũng đáng.

IMG_6998

Chiều, mình vẫn mải miết nhìn về đỉnh Annapurna xa xa đang đắm chìm trong hoàng hôn. Hai hôm trước đó, vẫn còn đâu đấy trên triền núi, phóng tầm nhìn xa thật xa, để thấy thế giới này thật bao la rộng lớn, để thấy vẻ đẹp huyền diệu của ánh sáng và dãy núi. Giờ đây, ở dưới xuôi nhìn lên, Annapurna trông thật xa xôi, như một giấc mơ đẹp chóng vánh đã vụt qua.

IMG_7023

Chán chê với ăn chơi chiều tối, buổi sáng bạn có thể thuê xe đạp ( nhớ trả giá ) để dạo quanh Pokhara, đi ra xa khỏi khu Lakeside, chẳng hạn như dạo chơi quanh bờ hồ Phewa, thăm ngôi đền Hoà Bình, xa hơn nữa phải đi xe máy để thăm những ngôi làng, hoặc những ngọn thác, hang động, còn … khổ dâm nữa thì trek tiếp SarangKot – một điểm ngắm bình minh nổi tiếng ở Pokhara.

Còn đây, bác học hơn, tụi mình đi bảo tàng. Tụi mình chọn bảo tàng International Mountain để hiểu kĩ hơn về địa chất Himalaya. Bảo tàng này nằm sau lưng sân bay, sáng đó dù đi sớm nhưng cũng tương đối đông, nhưng đỡ cái khuôn viên rộng nên vẫn thoáng.

Ngoài cái mô hình núi Annapurna mini thấy ghê và làng dân tộc ko có 1 bóng người thì trong khuôn viên bảo tàng có kha khá hoa anh đào đang nở.

IMG_6927 IMG_6925

IMG_6916

Bên trong bảo tàng sẽ giải thích cho bạn khá chi tiết về quá trình hình thành Himalaya, cách mảng tiểu lục địa Ấn đâm vào lục địa Á Âu như mình đã giải thích, rồi thì quá trình bào mòn, cách đại dương nâng lên, động đất ở khu vực đứt gãy, thổ nhưỡng, địa chất, rừng, động vật, văn hoá, người dân tộc, lịch sử leo núi, quá trình bảo tồn và các chiến dịch cải cách du lịch. Nói chung, khá đầy đủ cho tất cả những gì bạn cần biết và chưa biết.

Có một thứ mình rất phục ở khu vực Annapurna, dù đường quốc lộ còn ổ gà ổ vịt, nhưng bên trong khu vực Annapurna các thể loại đường trek được đầu tư khá ổn, hệ thống teahouse dọc đường được xây dựng có thẩm mỹ với quy hoạch cả về kiến trúc, menu, thái độ phục vụ. Đọc kĩ ở đây, để đạt được điều này chính phủ đã ra sức thực hiện hàng loạt chiến dịch giáo dục tư tương, nâng cao tầm nhìn và huấn luyện chuyên môn của dân bản địa, giúp họ tìm ra thu nhập từ ngành du lịch bền vững.

Việt Nam mình có đầy đủ nguồn lực, chỉ là ko ai buồn làm điều đó và có vẻ cũng không coi trọng, thành ra mới có Sapa, vịnh Hạ Long như bây giờ.

IMG_6919

Ngoài bảo tàng này, Pokhara còn kha khá bảo tàng khác bạn có thể tham khảo thêm. Thời gian của tụi mình ở Pokhara thế là hết. Sáng cuối tụi mình bay về Kathmandu, ở chơi một chiều rồi tối sẽ bay về lại Sài Gòn. Vẫn lời khuyên cũ, nếu bay từ Kathmandu tới Pokhara thì chọn ngồi bên phải, còn ngược lại thì ngồi bên trái có thể ngắm toàn cảnh dãy Himalaya.

Kathmandu đón tụi mình lần cuối với những con đường mù cát bụi rực rỡ trong nắng chiều. Bên trong khu Thamel thật sự là một thiên đường cho khách du lịch với hàng loạt thứ quyến rũ muốn mua mà giá rẻ hơn Pokhara nhiều. Riêng đồ ăn mình cũng thấy rẻ và ngon hơn :-S

IMG_7040

IMG_7045 IMG_7047

IMG_7048

Không có nhiều thời gian ở Kathmandu nên tụi mình tranh thủ đến tham quan Durbar Square gần khu Thamel, một quảng trường lớn với rất rất nhiều đền thờ đẹp dù đã hư hại khá nhiều sau trận động đất. Đây là một trong những điểm nên đi khi đến Kathmandu nếu bạn thích kiến trúc và văn hoá, từng được công nhận di sản văn hoá thế giới Unesco. Vào buổi sáng, khu quảng trường sẽ cực kì nhộn nhịp với rất nhiều người bán đồ hành lễ.

IMG_7071

IMG_7058 IMG_7060

IMG_7063IMG_7067

IMG_7086

IMG_7088 IMG_7092

IMG_7098

Điều quan trọng của khu này, rất rất quan trọng, thề luôn nếu có đến Kathmandu lần hai mình chắc chắn sẽ quay lại đây : bạn hãy tìm cho bằng được đền thờ Akash Bhairab nằm cạnh khu này, ở phía bên trái đền có một hàng bán lassi bởi một anh đẹp trai. Quan trọng không phải là anh đẹp trai, mặc dù đẹp trai cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là lassi ở đây rẻ và ngon muốn xỉu !!! Lassi là gì, là sữa chua uống với hạt khô và nho khô. Mùi vị ly lassi chỗ này siêu ngon, khách bu đông bu đỏ, gấp quá mình chỉ kịp uống 1 ly và dành cả thanh xuân sau đó để nhớ về ly sữa chua thần thánh….

IMG_7103

IMG_7102

IMG_7115

Phố đêm Thamel vẫn rất nhộn nhịp với hàng loạt nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lưu niệm bán thảm bán trà bán xà bông bán tranh bán đồ cúng. Khi mua món gì hãy chắc rằng bạn đã trả giá thật bén và đừng để người bản địa bắt chuyện giữa đường ( họ sẽ dẫn bạn đi vòng vòng và đòi tiền, tệ hơn nữa là lừa đảo, hãy dùng hết vốn liếng sinh ngữ bao năm cứng rắn nói NO ).

Ngoài khu Thamel, nếu có thời gian bạn nên tham quan Bhaktapur, thành phố cổ của người Newa cổ nằm ở phía Đông Kathmandu. Động đất cũng đã phá huỷ khá nhiều di tích tại di sản thế giới này, nhưng họ vẫn đang phục hồi và rất đáng để tham quan nhe.

IMG_7105

___

Khởi đầu đó chỉ là một giấc mơ, với nhiều sự quan ngại và lo sợ – để trek lên dãy Annapurna – rồi sau đó giấc mơ đó trở thành sự thật. Tất cả những thứ, chiếc xe taxi giật lắc trên con đường mịt mù khói bụi, cảm giác nổi điên khi leo lên những con đèo cao tàn bạo, tiếng tim đập thình thịch nhảy nhót với từng hơi thở gấp, những bước chân phá banh đầu gối và sau đó …. trở về nhà. Sớm thôi bạn sẽ quên hết những điều đó, những chặng đường nóng vật vã mồ hôi, những nhà xí thiếu tiện nghi và cả những chiếc giường lạnh giá – chỉ còn lại Himalaya, dễ dàng trở thành một cơn nghiện, đeo đuổi trong tận tâm khảm những ngày dài sau này.

Với những ai sắp đến Nepal và có ý định đến Nepal, chúc bạn thật nhiều dũng cảm và kiên nhẫn !

Và đây sẽ là phần thông tin như đã hứa.

VISA

Visa on arrival ngay tại sân bay. Có nhiều mệnh giá khác nhau tuỳ vào độ dài của chuyến đi. Có cả quầy và có cả những máy cấp visa tự động, thao tác hơi phức tạp chút nhưng sẽ có nhân viên hướng dẫn.

Hồ sơ cũng đơn giản là bao gồm hộ chiếu còn hạn 6 tháng và 1 tấm ảnh 4*6 nền sáng ( hình mang cho chắc thôi chứ nếu apply qua máy máy sẽ tự chụp, nhưng nên mang đề phòng máy hư hoặc … cúp điện haha ).

Visa Facility Duration Fee
Multiple entry 15 days US$ 25 or equivalent convertible currency
Multiple entry 30 days US$ 40 or equivalent convertible currency
Multiple entry 90 days US$ 100 or equivalent convertible currency

Bạn có thể trả bằng USD, EURO hoặc một số mệnh giá tiền có giá trị như Yên nhật, đô la Sin … tuy nhiên ko trả dc bằng tiền Ấn và tiền Nepal. Mỗi ngày gia hạn visa sẽ tính 2usd. Ở tối đa được 150 ngày.

VÉ MÁY BAY

Có kha khá hãng khai thác chuyến Kuala Lumpur – Kathmandu. Giá trung bình thường là 400 usd. Với AirAsia dù với giá đó nhưng chỉ có 7kg hành lí xách tay, không bữa ăn và bị tính phí thanh toán visa 15usd/ chuyến là thành 60 usd cho 4 chuyến. Còn với Malindo Air mà mình đã chọn mua thì giá khi đó đắt hơn chừng mười mấy usd tuy nhiên được miễn phí 15kg hành lí, có bữa ăn NGON và tính phí thanh toán visa khá rẻ.

Đó là hai hãng rẻ nhất, còn lại còn có Malaysia Airlines, China Southern, Himalaya Airlines, Thai Airways, Nepal Airlines…

THỜI GIAN

Tháng 12-1-2 trời lạnh có tuyết, vẫn trek được nếu khả năng chịu lạnh tốt, một số cung đường hẻo lánh sẽ đóng cửa vì quá lạnh. Tháng hè đặc biệt tháng 7,8 và nửa đầu tháng 9 bị mưa, mưa dầm có thể lở đất một số nơi, mưa nhiều sương nhiều cảnh quan cũng không đẹp. Nói chung, tháng 11 là đẹp nhất. Mùa thu trời trong vừa đủ lạnh, lại không mưa. Mình cũng đã đi tháng này.

TREKKING AGENCY

Trong và ngoài Nepal có vô khối agency tổ chức tour trekking khắp Himalaya. Ngụp lặn trên tripavisor có khi làm bạn lạc lối không biết chọn đâu cho đúng. Thậm chí từ Việt Nam còn có agency tổ chức tour. Cơ cấu của các agency này là thuê freelance guide và freelance porter nên cũng khá gọn nhẹ dễ tổ chức.

Ở đây mình giới thiệu ba agency cho các bạn tham khảo :

GoodVibe Adventure ( website tại đây ) : Agency nhỏ nằm trong khu Thamel này của bạn đi trước giới thiệu. Đây không thật sự là một agency chuyên nghiệp về khoản email các thứ vì tiếng anh của Kisan hơi dở, thương lượng qua lại hơi lằn nhằn không rõ ràng. Nhưng ngoài chuyện đó ra thì dịch vụ khá tốt và bạn có thể thương lượng dc giá tốt ở đây. Giá chặng Khopra danda của mình cho 2 người chưa porter là 650 usd/ người. Có nhỏ bạn đi trek Everest base camp một mình thương lượng được giá khoảng 950 usd. Các bạn có thể book và yêu cầu guide Krishna mà mình đã đi, ổn lắm nhưng tiếng anh cũng hơi khó nghe.

3Sisters Adventure Trekking ( website tại đây ) Đây là agency nữ điều hành, được giới thiệu tốt bởi Tripavisor, dĩ nhiên mấy agency được cái mọc tripavisor thì sẽ tốt và chuyên nghiệp thật, nhưng bù lại giá sẽ đắt hơn. Agency này được bà Stephanie giới thiệu. Điểm đặc biệt của agency này là họ đã huấn luyện nghiệp vụ và chuyên môn cho rất nhiều guide là phụ nữ, rất phù hợp cho mấy bạn nữ đi không có bạn nam đi chung nè.

GoNepal ( website tại đây ) : đây là trang từ Việt Nam nhé. Giá sẽ rẻ nếu bạn chịu khó deal. Thật ra đây là một dạng hợp tác dắt mối cho các agency bản địa tại Nepal. Nên khi qua tới Nepal bạn sẽ được một agency khác dẫn đi.

Còn muốn rẻ nữa, nếu tìm trực tiếp được một bạn guide nói tiếng anh tốt, hãy book trực tiếp giá sẽ rẻ một cách bất ngờ vì ko còn bị tiền huê hồng từ phía agency. Nhưng với cách này, giá sẽ rẻ nhưng bạn sẽ phải mất công cho việc : làm giấy tờ permit và TIMS, tự trả giá teahouse, tự gọi đồ ăn, tự di chuyển v…v…

Còn rẻ nhất, là tự đi =))

CHI PHÍ

Chi phí thật ra đã nói cả ở trên. Vé máy bay là 400 usd. Phí visa là 25 usd. Tiền tour là 650 usd. Tiền thuê thêm porter là 50 usd (hai người là 100 usd). Tiền ăn uống ngoài tour mình không tính nhưng mức giá ngang Sài Gòn. Về đổi ngoại tệ thì tốt nhất mang usd và đổi ở Kathmandu là được giá nhất, còn không có thể rút tiền từ thẻ visa sẽ bị tính phí chuyển đổi ngoại tệ 4% và phí ngân hàng địa phương (tính ra cũng ngang giá đổi vnd qua usd rồi từ usd qua nepali rupee).

Trong đó 650 usd của trail Khopra Danda bao gồm :

  1. Phương tiện vận chuyển

– Tất cả phương tiện đi từ sân bay đến khách sạn đi đến nơi trek đều được bao hết, trừ phương tiện tự đi chơi vòng vòng ở Pokhara/ Kathmandu.

–  Vé máy bay Kathmandu – Pokhara khứ hồi. Nếu chịu đi bus 10 tiếng giữa hai nơi bạn sẽ giảm được gần 200 usd vé máy bay.

– Taxi chặng Pokhara –Nayapul –Tatopani .

  1. Chỗ ở:

-Kathmandu (1 đêm): khách sạn 2 sao với phòng giường đôi.

-Pokhara (2 đêm): khách sạn 2 sao với phòng giường đôi.

-Khopra trekking (6Ns): teahouse đọc đường với phòng giường đôi.

  1. Bữa ăn:

– Tất cả các bữa ăn trưa và chiều trên chặng trek, mỗi bữa một món ăn một nước, gọi thêm tính thêm tiền.

– Bữa sáng: Toàn bộ trip ( đa phần của khách sạn dưới xuôi kèm theo).

  1. Guide và Potter

– Trekking Guide ( muốn có porter thì trả thêm tiền).

  1. Taxes và Entrance Fees:

–  Tiền phí Annapurna Conservation area permit, tiền làm TIMS Card ( một dạng thẻ quản lí trekker).

  1. Thứ khác

– Có thể gọi trực thăng cứu hộ nhưng tiền bạn … tự trả hoặc trả bởi công ty bảo hiểm du lịch. Giá là 3000 usd/ lần.

– Một số thuốc thang cấp cứu cơ bản.

  1. Không bao gồm:

– Vé máy bay quốc tế

– Phí visa

– Phí bảo hiểm du lịch và bảo hiểm tai nạn.

– Tiền phí tham quan tự do. ( đền đài …)

BẢO HIỂM

Bảo hiểm du lịch rất cần cho những chuyến du lịch mạo hiểm thế này. Chắc rằng bạn đã xem kĩ policy có bao gồm mục hoạt động nguy hiểm như motorbiking và trekking, mục cấp cứu và thuốc thang ( như trực thăng cứu hộ), và quan trọng là TỐI ĐA độ cao bảo hiểm chịu bồi thường, thông thường sẽ dưới 4000m đó nên bạn phải xem xét kĩ policy và so với độ cao mình sẽ leo (EBC và ABC đều vượt 4000m).

Một số đơn vị bảo hiểm Việt Nam có bán bảo hiểm du lịch như Liberty và AIG, nhưng mình không chắc họ có bao gồm được vụ trực thăng. Để chắc chắn bạn có thể mua ở World Nomads hoặc bảo hiểm du lịch của Lonely Planet.

Nghe bảo có anh kia bị bạn gái chia tay vì tính cách an toàn quá, anh quyết chí qua nepal trekking để chứng tỏ … độ nguy hiểm của bản thân. Xong anh gặp nguy hiểm thật, trek ko nổi, sốc độ cao phải gọi trực thăng cứu và mất 3000 usd. Cái giá quá đắt cho một lần sống bớt an toàn :))

Tiền trực thăng cứu hộ là 3000 usd chỉ để chở bạn về Kathmandu, còn tiền bệnh viện tiền thuốc thang sẽ còn đắt nữa do bệnh viện tốt ở KMD rất ít, mà đã ít thì đắt. Con số có thể lên tới 5000 usd cho một lần bể đầu gối, gãy mắc cá chân… còn chưa kể trúng độc thực phẩm, sốc độ cao … Nên chuyện mua bảo hiểm khi đi Nepal gần như là 100% nên làm nhé.

AMS

Các triệu chứng của chứng say độ cao hơi giống bệnh cúm: khó chịu, khó thở, đau nhói đầu, buồn nôn là những triệu chứng phổ biến của say độ cao. Các triệu chứng này sẽ giảm dần trong vòng 1-5 ngày khi cơ thể thích nghi với độ cao mới.

I- Phòng ngừa:

– dùng Acetazolamide: thuốc này thường được bán trên thị trường dưới tên thương mại Diamox. Nó làm tăng độ axit trong máu, giúp cho việc vận chuyển oxy trong cơ thể được hiệu quả hơn. Do đó, nó giúp chống lại những ảnh hưởng xấu của chứng say độ cao do thiếu oxy trong máu. Tụi mình dùng thuốc Altitude Rx oxyboost Complex, order từ amazon về và liều dùng là 2 viên một lần, một ngày hai lần là bốn viên. Dùng 24 tiếng trước khi lên độ cao cao hơn 3000m nha.

– Uống trà chanh, gừng và mật ong: đun sôi 1 cốc nước, thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh, gừng và mật ong. Uống mỗi khi khát để ngăn chặn hoặc giảm nhẹ triệu chứng say độ cao

– Uống thật nhiều nước mỗi ngày.

– Tráng tắm khi lên quá 3000m, lạnh quá cơ thể sẽ run, máu tuần hoàn nhiều, tim đập nhanh, cần nhiều oxy thế là sốc.

II-Dùng thuốc để điều trị:

– Dùng Ibuprofen: để trị đau đầu, được coi là loại thuốc giảm đau hiệu quả nhất trong việc điều trị chứng say độ cao.

– Dùng Acetazolamide: để cải thiện hàm lượng oxy trong máu. Đây là loại thuốc bán theo đơn có tác dụng giúp bạn thở nhanh hơn để chuyển hóa nhiều hơn khí oxy vào máu, nhờ đó chống lại hoặc ngăn chặn được ảnh hưởng của chứng say độ cao. Thuốc này rất có ích khi bạn qua đêm ở những độ cao tương đối lớn, kể cả khi nhịp thở của bạn bị chậm đi lúc ngủ say.

– Dùng Nifedipine: thuốc này thường dùng để điều trị chứng cao huyết áp. Nó được sử dụng khi leo núi do có thể làm nở các động mạch ở phổi vì các động mạch này thường bị teo do hàm lượng oxy trong không khí thấp. Nhờ đó, Nifedipine có thể hỗ trợ cho hô hấp ở những độ cao lớn.

 Trong trường hợp làm tất cả những điều trên, mà bạn bị xỉu, không thể đi thẳng trên một đường thẳng, nhức đầu ko ngớt, ói mửa không ngừng, thì gọi trực thăng. Còn nếu đang ở cù bất cù bơ nơi nào trên 5000m, thì ngay lập tức giảm độ cao. Nếu không có thể truỵ não đó không đùa đâu.

Lời khuyên nào dành cho các bạn : hãy tăng độ cao thật chậm.

TỰ CHUẨN BỊ

• Thể lực : chắc chắn phải chuẩn bị, không thì bạn leo không nổi đâu, nhất là đoạn lên đỉnh cực kì mất sức.

• Chocolate, đồ ngọt, kẹo, upsaC, pocari sweat để bù sức khi leo. Đừng mang nhiều đồ hộp sẽ nặng balo khi trek.

• Áo ấm, quần áo lót giữ ấm mua ở chợ Nga, cực lạnh nha, lúc gần tới đỉnh là muốn chết cóng, bao tay các thứ.

• Đèn pin đeo đầu, để lên đỉnh Poonhill lúc đêm :))

• Giày trekking chống thấm ( có thể mang thêm rain cover tránh ướt do tuyết và mưa)

• Gậy leo núi, mua rẻ rẻ ở chợ Dân Sinh.

• Áo mưa.

• Băng vệ sinh nhét vào giày cho bớt đau chân. :-/ (đừng mua loại ban đêm nha to lắm hihi)

• Giấy vệ sinh, khăn giấy và các vật dụng cá nhân, miếng phát nhiệt, kem chống nắng.

• Tiền tip cho porter và guide ( 10% tổng tiền tour).

• Không cần mang túi ngủ hay mền nếu bạn đi những trail căn bản và nổi tiếng.

TIPS

• Pocari sweat và chocolate cứu bạn nhiều đoạn đường mém té xỉu.

• Đi lên thật chậm để tránh bị quá mệt, quan trọng là kiên trì, điều hoà nhịp thở ( tránh thở dốc), uống thật nhiều nước.

• Đi xuống tránh bước mạnh và đổ dồn hết lực lên đầu gối, nên liên tục di chuyển để lợi dụng trọng lực nhẹ bước chân.

• Tránh tắm khi lên quá 3000m.

• Ngoài chuyện chuẩn bị thuốc AMS, cũng nên tập thể lực trước ngày đi cỡ hai tháng, và dùng kèm hoạt huyết dưỡng não một tháng trước khi đi để giúp não trang bị khoẻ hơn cho chuyến đi hén.

• Chuyện cuối này lạ nè, cứ tăng 100m là độ sôi của nước giảm 1 độ. Có nghĩa là khi lên hơn 3000m nước sôi khi ở tám mấy độ. Nghĩa là sao? Nước sôi chưa hẳn đã sạch, trà pha nước sôi chưa chắc đã ra trà, mì chưa chắc chín, cơm nấu lâu hơn bình thường. Người ta thường bỏ muối để giữ lại độ sôi. Tuy nhiên nếu quan ngại về chuyện vệ sinh, có thể mang theo những viên lọc nước bỏ vào chai nước sôi lấy từ các teahouse. Còn không thì cứ mua nước lọc mà không phải đâu cũng có bán.

Thỉnh thoảng chạy loang quanh những buổi chiều ở Sài Gòn, từ xa xa những đụn mây trắng cháy rực lên trong nắng hoàng hôn, mình vẫn mơn man nghĩ đó là những đỉnh núi Himalaya, nằm đó hiên ngang và khắc sâu vào trong nỗi nhớ.

Thế thôi, vậy là hết rồi. Còn muốn đọc tiếp hãy nhấn vào đây xem chuyến trekking một năm sau của mình tại Mardi Himal nhé.

18 Replies to “NEPAL P.3: Back to Pokhara”

  1. Hi bạn! Cảm ơn những thông tin cực lỳ chi tiết và hấp dẫn của ban, bạn viết dễ thương quá, muốn đọc hoài và muốn đi luôn vì cảnh quá đẹp và thơ mộng!

    Mình có một người bạn muốn ngỏ ý mời mình đi qua Nepal cũng không hẳn là đi chơi vì anh này có kế hoạch đi lên các làng của Nepal để chiếu những đoạn videos và phim cho dân làng bị cô lập xem, kiêm luôn đóng vai chú hề làm trò cho mấy nhóc ở Nepal vui. Anh này đã ở Nepal được tầm 3 tuần rồi.

    Hiện anh đang ở Pokhara và mời mình trekking cùng. Anh kêu mình bay từ HCM sang Katmandu rồi anh sẽ đặt một phòng ks ở Pokhara cho mình và khi mình tới Katmandu sẽ có dvu của khách sạn đưa mình tới khách sạn đó.

    Vậy mong bạn cho mình lời khuyên nên mua vé máy bay như thế nào( hình như mình phải quá cảnh) và di chuyển bằng cách nào từ Katmandu tới Pokhara là thuận lợi nhất và không bị lạc. vì mình chưa bao giờ đi du lịch một mình cả.

    À mình có cần phải mua sim card khi muốn liên lạc với bạn mình ở Nepal không bạn nhỉ, vì mình k rõ là đt và các mạng ở VN có sd được ở Nepal không nữa.

    Một lần nữa cảm ơn bạn nhiều lắm! Mong bạn sẽ có nhiều chuyến đi thật tuyệt vời hơn nữa 🙂

    Like

    1. Hi bạn

      Về phần vé máy bay mình có chia sẻ ở trên :

      “Có kha khá hãng khai thác chuyến Kuala Lumpur – Kathmandu. Giá trung bình thường là 400 usd. Với AirAsia dù với giá đó nhưng chỉ có 7kg hành lí xách tay, không bữa ăn và bị tính phí thanh toán visa 15usd/ chuyến là thành 60 usd cho 4 chuyến. Còn với Malindo Air mà mình đã chọn mua thì giá khi đó đắt hơn chừng mười mấy usd tuy nhiên được miễn phí 15kg hành lí, có bữa ăn NGON và tính phí thanh toán visa khá rẻ.

      Đó là hai hãng rẻ nhất, còn lại còn có Malaysia Airlines, China Southern, Himalaya Airlines, Thai Airways, Nepal Airlines…”

      Khi mua mấy hãng này tuỳ họ transit ở đâu thì mình đi đó thôi, phần lớn sẽ transit ở KL.

      Đi từ kathmandu tới Pokhara dễ nhất là đi máy bay, cỡ 100 usd / chiều. Có nhiều hãng lắm bạn cứ search trên skyscanner là ra. Còn đi xe thì hơn 10 tiếng đường dằn, mình ko khuyên bạn đi cái này đâu vì dễ lạc, lại con gái đi 1 mình nữa. Thường tới Pokhara ks sẽ pick up mình tại sân bay.

      Tới Kathmandu / Pokhara bạn nên mua sim. Giá cũng ko mắc nhưng bạn có thể kết nối 3g, đi một mình nên tự lo chu toàn mọi thứ kẻo trôi sông lạc chợ cug định vị dc mình đang ở nơi đâu bạn nhé. Dù sim VN có chuyển vùng quốc tế đi nữa thì cũng rất rất đắt và bạn cug ko truy cập 3g dc.

      Cuối cùng thì bạn có chắc anh này đủ tin cậy để đi thế ko ? :))

      Like

      1. Ui cảm ơn bạn nhiều lắm nè!

        Nghe bạn nói đi xe bus đường sá vậy thôi mình phải bảo toàn cái bàn tọa trước đã, ngồi lê lết tới 8h đồng hồ mà còn có các bác gà bác voi nữa sao chịu nổi hiii

        Ề còn cái anh kia thì k đến nối nào. Bạn í chỉ hỏi ý kiến mình thích thì đi chứ không nài nỉ.
        Cái quan trọng là mình muốn đi lâu rồi mà k có dịp. Thôi liều đi chứ mai mốt chống gậy đi cũng hơi phê bạn ha.

        Với lại nhờ nghía vào blog của bạn mà mình quyết định ngay vì bạn viết hay tuyệt , viết rất có tâm và rất cảm xúc nữa. Bạn chắc phải làm một cuốn sách kể về hành trình du lịch bui của bạn đi vì ngôn từ của bạn cứ tuôn trào tự nhiên và chân chất đến đáng yêu và không kém phần lãng mạn hiii

        Mình sẽ bay vào đầu tháng 6. Mình sẽ kể lại cho bạn nghe sau nếu bạn có quan tâm hen

        Cảm ơn bạn nhiều lắm lăm!

        Liked by 1 person

  2. Search ra bài viết đầu tiên của bạn về Napal chỉ vì tranh cãi với ông bạn về 2 cung ABC và ACT thì cung nào dài ngày với vất vả hơn. Và mình đã đúng. Bọn mình định đi ACT cũng vào tháng 11/2019, mà háo hức tìm thông tin các thứ từ bây giờ luôn ấy.
    Mình đọc 1 lèo 3 bài của bạn luôn dù mình không đi cung này nhưng là đứa thích núi, như bạn nói là bị khổ dâm, chỉ leo trèo sấp mặt thở như chóa mới làm mình thấy thỏa mãn.
    Viết lại 1 hành trình là cách giúp nhiều người lắm á, nhiều khi không chỉ là cung cấp thông tin đâu mà hơn hết là tạo ra cảm hứng chỉ vì 1 câu nói, 1 bức ảnh, 1 trải nghiệm. Nên hãy tiếp tục đi và viết lại nhe. Mình nghĩ là có nhiều lúc bạn cũng tự đọc lại bài của bản thân và thấy đó là 1 thành quả đáng nể

    Like

    1. Chào bạn Huyền, tháng 11 vừa rồi mình lại tiếp tục quay lại Nepal với trail Mardi Himal ở Annapurna và tháng 11/2019 tới đây mình vẫn sẽ tiếp tục quay lại Nepal với trail ACT vì mình ghiền quá roy :)) Vài này nữa rảnh rỗi mình sẽ bắt đầu viết loạt bài về Mardi Himal. Bạn chờ đọc nhé.
      Và yes, mình viết cho mình đọc trước tiên, mình là độc giả thường xuyên và nhiều nhất của blog mình :)) nhất là lúc thấy nản đời mình lại vô đọc cho tự sung lên lại. Cảm ơn bạn đã đọc và ủng hộ ❤

      Liked by 1 person

  3. Hi bạn, Cảm ơn về bài viết rất chi tiết, tuy nhiên có 1 chỗ mình chưa hiểu lắm bạn giải thích dùm được ko:
    Acetazolamide và Altitude Rx oxyboost Complex, Hai loại thuốc này là dùng loại nào cũng được hay 1 loại để điều trị 1 loại để phòng ngừa?

    Like

    1. Chào Cham, Altitude RX oxyboost là kiểu thực phẩm chức năng giúp bạn làm quen với độ cao, làm giảm các triệu chứng sốc độ cao, còn Diamox giống một loại thuốc uống điều trị nhanh vấn đề hơn. Bạn có thể dùng Altitude mỗi ngày, nhưng vẫn ko hiệu quả có thể dùng thêm Diamox. Bạn có ng quen gì bác sĩ thì hỏi thêm nhé vì tớ cug chỉ dựa theo kinh nghiệm bản thân thôi 😀

      Like

  4. Ở phần 2, em tả vũ điệu của ánh sáng và cảm xúc chuyến đi thật tuyệt vời. Nhiều nhà văn, tuy nổi tiếng nhưng không thể viết được hay như vậy. Phải có một trải nghiệm, sự may mắn và cảm xúc chân thực nhất mới viết được như thế ^^

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: